NGƯỜI DÂN XÃ HÀM CHÍNH PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ CHÓ DẠI CẮN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ, KHỐNG CHẾ KHI CHÓ LÊN CƠN DẠI
NGƯỜI DÂN XÃ HÀM
CHÍNH PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ CHÓ DẠI CẮN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ, KHỐNG CHẾ KHI CHÓ LÊN
CƠN DẠI
Đặc
điểm của bệnh dại: Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây
ra, lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu lây qua vết cắn hoặc vết cào, liếm
của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Ngoài ra, vi rút dại còn có thể
lây truyền từ người sang người qua vết cắn hoạt tiếp xúc với nước miếng (nước bọt)
của người bị lên cơn dại.
Thời
gian ủ bệnh dại ở người là từ 1- 3 tháng sau khi bị chó dại cắn, phụ thuộc vào
tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều
dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập.Vết cắn
càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Khi đã
lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong coi như 100% (đối với cả người và động vật).
Cách
nhận biết chó đã lên cơn dại tại địa bàn dân cư:
Trong khu dân cư khi có con chó tỏ ra biểu hiện
khác thường, chạy lung tung, cắn nhiều chó lành trong xóm và cắn một số người,
ta nghĩ ngay đến con chó đó đã lên cơn dại. Trong trường hợp này thì những người
trong khu dân cư đó cần khẩn cấp làm những việc như sau:
Có thể chia ra
2 lĩnh vực chuyên môn: 1 là lĩnh vực Y tế; 2 là lĩnh vực Thú y.
- Thứ nhất về lĩnh vực Y tế: Trạm y tế xã
hướng dẫn sơ cứu ban đầu khi người bị chó dại cắn, cần được tiến hành càng sớm
càng tốt và thực hiện ở tất cả mọi trường hợp trước khi đưa đến Trung tâm y tế
gần nhất. Các vết thương, vết cào bởi động
vật bị dại cần được xối rửa bằng nước sạch với xà phòng đặc (tốt nhất là trực
tiếp dưới vòi nước chảy) ít nhất 10 phút. Sau đó, sát khuẩn lại bằng cồn I ốt
10% hoặc cồn 70 độ nhằm làm giảm số lượng vi rút dại có thể xâm nhập vào cơ thể.
Các chất sát khuẩn thông thường như xà phòng các loại, rượu, sữa tắm, dầu gội
cũng có thể được rửa sạch vết thương sau khi bị chó dại cắn. Sau khi đã sơ cứu
vết thương ban đầu, cần đưa người bị chó cắn đến cơ sở y tế để được các Y, Bác
sỹ thăm khám, tư vấn tùy theo nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết cắn để có thể
áp dụng phát đồ tiêm phòng vắc xin hoặc điều trị dự phòng bằng kháng huyết
thanh. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bị chó dại cắn phải tuyệt đối tuân
thủ những qui tắc và lời khuyên của cơ quan y tế. Khi bị chó dại cắn cần lưu ý:
Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không chữa theo thầy cúng, không
nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
- Thứ hai về lĩnh vực Thú y: Trong trường
hợp này, điều cần làm là phải nhanh chóng khống chế cho được con chó bị dại để
hạn chế bớt chó dại cắn thêm nhiều chó lành khác và cắn thêm người nhất là người
già và trẻ nhỏ. Thông báo cho Ban điều
hành thôn để thôn truyền thanh công cộng nêu rõ địa điểm có chó nguy dại chạy
rong, để các hộ trong khu vực nhanh chóng đóng các cổng, cửa nhà, hạn chế
chó cắn thêm vật nuôi và người nhất là
người già và trẻ nhỏ. Nếu như chó chết cơ quan chuyên ngành Thú y sẽ lấy mẫu gửi
đi xét nghiệm để kết luận.
UBND xã sẽ cử nhân viên Thú y xã hoặc cán bộ
phụ trách nông, lâm, ngư, diêm nghiệp,.. phối hợp với trưởng thôn.. đến khu vực
có chó dại để điều tra, thống kê số lượng chò lành đã bị chó nguy dại cắn (thống
kếcó bao nhiêu chó lành bị chó dại cắn, số chó này cần hướng dẫn cho hộ dân
xích lại và cách ly theo dõi chặt chẽ, vì đây là số chó có nguy cơ bùng phát dịch
chó dại trong thời gian tới; nhanh chóng
tiến hành tiêm phòng vắc xin dại bắt buộc).
Ban điều hành
các thôn báo cáo tình hình bệnh dại cho UBND xã biết để tiến hành khảo sát vùng có nguy cơ bệnh dại và khẩn trương lập kế hoạch
tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó tại
khu vực và toàn địa phương.
Trong
khuôn khổ bài này tôi muốn nêu ra cảnh báo cho các hộ dân nuôi chó tại hộ gia
đình, như sau:
Theo
Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chinh phủ quy định:
* Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động
vật trên cạn.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng
đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin
hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho
động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mỗm cho chó hoặc không xích giữ
chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Qua bài viết này rất mong sự chung sức, chung
lòng của Mặt trận đoàn thể, của cộng đồng dân cư và trách nhiệm của các ngành để
cùng nhau xử lý hiệu quả và làm tốt công tác phòng, chồng bệnh dại trong thời
gian đến./